Emma Brown
Share post:

Sân thượng nằm trên tầng cao nhất của ngôi nhà và đón được hầu hết năng lượng và ánh sáng tự nhiên. Do đó, gia chủ cần tạo một khu vực sân thượng thông thoáng, hợp phong thủy để giúp ngôi nhà cân bằng trạng thái âm dương, xua tan những luồng năng lượng xấu, làm giàu cho gia đình.

Cây xanh và ánh sáng mặt trời

Theo các chuyên gia Phong thủy, sân thượng là nơi vượng khí (vì đây là khu vực có ánh nắng chiếu trực tiếp). Gia chủ cần bố trí trồng các loại cây xanh sao cho hài hòa giữa cây xanh và ánh sáng.

Cách bố trí khu vực sân thượng “dương thịnh âm suy” - Ảnh 1
Tuy nhiên, cần tránh tình trạng trồng quá nhiều cây to lớn sẽ khiến không gian u tối.

Nếu trồng cây ngoài sân thượng để không gian thoáng mát, tránh ẩm ướt, gia chủ có thể trồng các loại cây leo, cây có tán rộng, cây không có rễ bám vào tường.

Sau khi chọn được cây ưng ý, gia chủ phải đặt cây hướng cát, tránh hướng hung. Theo phong thủy, những cây thuộc hành Mộc khi trồng ở hướng Tây Bắc (can) sẽ bảo vệ gia chủ.

Bố trí phòng thờ và khu giặt khô

Thông thường không gian thờ được bố trí ở tầng cao nhất của ngôi nhà, cụ thể là sân thượng được sử dụng làm không gian thờ để tăng diện tích sử dụng cho ngôi nhà.

Tuy nhiên cần chú ý không nên đặt khu giặt phơi trước phòng thờ vì như vậy sẽ làm mất uy nghiêm. Nếu đặt bàn thờ trên sân thượng, gia chủ phải kê cao, khô ráo, không kê quá gần quá nhiều đồ vật, bàn thờ hướng ra ngoài (khoảng thông thoáng của sân).

Cách bố trí khu vực sân thượng “dương thịnh âm suy” - Ảnh 2
Không phơi đồ trước không gian phòng thờ vì ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm.

Nếu đặt không gian thờ phía dưới sân thượng thì tuyệt đối không trồng cây xanh, tiểu cảnh, hồ nước,… chỉ trồng cây leo rồi làm thành giàn. Cây leo giúp gia chủ trường tồn và luôn hướng về phía trước.

Bồn cấp nước sinh hoạt

Sân thượng cũng là nơi lý tưởng để đặt bồn nước dự trữ, bồn nước sinh hoạt hay hệ thống cấp thoát nước. Tuy nhiên, đừng để sân ngập nước vì như vậy sẽ át hết tài lộc của gia đình

Ngoài ra, phải có nước trên sân thượng. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo rằng nước không thấm xuống các tầng khác, nó có thể dẫn đến sự rò rỉ và thiếu độ bền bỉ cho toàn bộ ngôi nhà.

Cách bố trí khu vực sân thượng “dương thịnh âm suy” - Ảnh 3

Việc thấm dột nước thường xuyên cũng nhanh chóng khiến ngôi nhà ẩm thấp và xuống cấp. Trong trường hợp này, gia chủ có thể tìm đến dịch vụ sửa chữa uy tín để được kiểm tra và sửa chữa tránh những tổn hại về tiền bạc và hạnh phúc gia đình.

Mái che sân thượng

Khi trồng cây ngoài hiên, nên lắp mái che chắn ánh sáng mạnh để bảo vệ cây. Mái che có nhiều hình dạng với các chất liệu khác nhau như kính, gỗ, sắt, thép … và chọn loại mái có độ bền cao trong mọi điều kiện môi trường khắc nghiệt.

Cách bố trí khu vực sân thượng “dương thịnh âm suy” - Ảnh 4
Lắp đặt mái che có đủ khả năng chắn ánh sáng gay gắt để bảo vệ cây cối.

Đèn chiếu sáng

Đèn chiếu sáng là một yếu tố không thể thiếu trong khu vực sân thượng. Vào ban đêm, ánh sáng trong nhà có thể không đủ để chiếu sáng khu vườn phía trên. Do đó, gia chủ nên bố trí thêm đèn âm trần để bao quát toàn bộ khu vườn.

Cách bố trí khu vực sân thượng “dương thịnh âm suy” - Ảnh 5
Bố trí đèn chiếu sáng cho khu vườn vào ban đêm.

Vật phẩm phong thủy

Rồng đá: Đôi rồng đá hướng đầu về nơi có hành thủy (đối với nhà có hướng nhìn ra hồ, biển, sông, suối…) để gia đình luôn bình yên, không bị sóng xô đẩy. Gia chủ tuổi Tuất thay rồng bằng kỳ lân hoặc long quy để tránh xung khắc.

Chim ưng đá: Đặt chim ưng đá trên lan can sân thượng với đôi cánh mở rộng để gia chủ có tầm nhìn tốt hơn trong trường hợp bạn đang ở ngoài hiên nhìn xuống những góc khuất. Nếu gia chủ là người cầm tinh con gà thì để tránh xung khắc và phong thủy không nên đặt chim ưng.

Rùa bằng đá hoặc bằng đồng: đặt đôi rùa đối đầu vào nhau ngoài sân thượng có thể xua tan điềm xấu và biến hung thành cát.

Chủ đề: Phong thủy nhà ở

Tổng hợp

Đánh giá: