Mua bán nhà đất thông qua vi bằng khi chưa hiểu rõ về giá trị pháp lý của loại giấy tờ này ẩn chứa nhiều rủi ro cho người mua. Vậy vi bằng là gì, thế nào là công chứng vi bằng, vi bằng có giá trị pháp lý như thế nào?..
Nghị định 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 quy định: “Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác”.
Nhiều người nhầm lẫn vi bằng có thể thay thế công chứng, chứng thực nhưng thực tế, vi bằng không có giá trị như văn bằng công chứng và khái niệm “vi bằng công chứng Thừa phát lại” không tồn tại, chỉ có vi bằng do thừa phát lại lập.
Công chứng là việc công chứng viên thay mặt nhà nước để chứng kiến và công nhận tính xác thực của các văn kiện giấy tờ, các hợp đồng dân sự theo yêu cầu của khách hàng tại Văn phòng công chứng. Trong khi đó, Thừa phát lại lập vi bằng về những sự kiện, hành vi xảy ra ở mọi nơi mà ít bị khống chế về không gian và thời gian.
Ngoài việc hiểu vi bằng là gì, người mua nhà cũng cần nắm rõ những giá trị pháp lý của vi bằng. Theo quy định, vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Vi bằng không xác thực nội dung thỏa thuận, không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên. Vi bằng chỉ có giá trị chứng cứ để các bên bảo vệ mình trong trường hợp xảy ra tranh chấp, hoặc là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác.
Khi xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, tòa án có thể triệu tập thừa phát lại để làm rõ tính xác thực của vi bằng nếu thấy cần thiết.
Trong giao dịch liên quan đến nhà đất, các bên được Thừa phát lại lập vi bằng. Tuy nhiên, vi bằng thừa phát lại không chứng nhận việc mua bán nhà đất mà chỉ ghi nhận việc giao tiền, giao nhận giấy tờ. Dùng vi bằng để mua bán nhà đất là hình thức lách luật, không có giá trị pháp lý và giao dịch có thể bị tuyên vô hiệu khi xảy ra tranh chấp.
Vi bằng không phải là căn cứ để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người mua phải có hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng hoặc chứng thực theo quy định.
Tại Nghị định 61/2009/NĐ-CP, thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng được quy định tại Điều 25 như sau:
Việc lập vi bằng sẽ được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Yêu cầu lập vi bằng
Người muốn lập vi bằng điền vào phiếu yêu cầu lập vi bằng. Văn phòng Thừa phát lại sẽ kiểm tra tính hợp pháp của yêu cầu lập vi bằng. Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện.
Bước 2: Thỏa thuận lập vi bằng
Khách hàng ký vào phiếu thỏa thuận lập vi bằng, phiếu đảm bảo cho các nội dung sau: Nội dung lập vi bằng; Địa điểm, thời gian lập vi bằng; Chi phí lập vi bằng…
Việc thỏa thuận lập vi bằng sẽ được lập thành 2 bản, 1 bản cho người có yêu cầu lập vi bằng, 1 bản cho văn phòng Thừa phát lại.
Bước 3: Lập vi bằng
Vi bằng sẽ được lập tại địa điểm theo thỏa thuận đã thống nhất. Thừa phát lại có quyền yêu cầu người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng nếu cần thiết. Thừa phát lại sẽ mô tả cụ thể sự kiện mình chứng kiến một cách khách quan, trung thực trong vi bằng.
Trước khi ký vào vi bằng, Thừa phát lại kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách hàng, người bị lập vi bằng, người làm chứng… và yêu cầu những người tham gia, chứng kiến, người có hành vi bị lập vi bằng ký tên vào vi bằng.
Bước 4: Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng
Khách hàng ký vào sổ bàn giao vi bằng và thanh lý thỏa thuận lập vi bằng. Sau đó Thừa phát lại giao lại cho khách hàng một bản chính của vi bằng.
Hình thức của vi bằng là dạng văn bản. Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.
Vi bằng được lập gồm các nội dung chủ yếu sau:
Vi bằng được lập thành 3 bản chính, giao cho 3 đối tượng giữ gồm:
Theo quy định của pháp luật, Thừa phát lại chưa lập vi bằng đối với các trường hợp sau:
Các trường hợp nên lập vi bằng
Đánh giá: