Cây nguyệt quế thường được các gia đình ưa chuộng trồng trong sân vườn, cây cảnh bonsai không chỉ là các loài hoa đẹp, hợp phong thủy mà còn có công dụng thiết thực trong cuộc sống.
Ở miền Nam Việt Nam, cây nguyệt quế có tên chính xác là cây nguyệt quý (tên khoa học: Murraya paniculata), thuộc họ cam chanh, còn gọi là cây nguyệt quới (từ “quới” là một cách gọi khác của từ “quý” của người miền nam xưa), nguyệt quất, cửu ly hương, v.v..
Loại cây này thường bị nhầm lẫn với cây nguyệt quế thật có nguồn gốc từ Hy Lạp (tên khoa học: Laurus nobilis). Vòng nguyệt quế đeo cho người chiến thắng trong các giải đấu hay cuộc thi lớn được làm từ lá của cây nguyệt quế Hy Lạp chứ không phải cây nguyệt quế Việt Nam như nhiều người vẫn nghĩ.
Cây nguyệt quế ở Việt Nam có hoa màu trắng, hơi vàng, mọc từ chùy nhỏ trên lá hoặc đầu cành, nở và tỏa hương quanh năm. Thân cây thẳng, nhẵn, nhỏ. Cây nguyệt quế trưởng thành cao từ 2 đến 8 m, dáng đẹp.
Cây nguyệt quế hiện đang được trồng nhiều để làm cây bonsai, cây cảnh trang trí trước nhà. Là một loại thân gỗ nhỏ, có màu vàng nhạt, gỗ nguyệt quế được dùng làm đồ mỹ nghệ.
Ý nghĩa phong thủy của cây nguyệt quế
Cây nguyệt quế trưng bày trong nhà giúp gia chủ hanh thông, công danh, sự nghiệp và gặp nhiều may mắn. Cây còn mang đến niềm tin và cầu mong cho các thành viên trong gia đình luôn mạnh khỏe, bình an, con cháu tấn tới, mọi điều tốt lành.
Không chỉ vậy, cây còn mang những ý nghĩa tâm linh như trừ tà, xua đuổi tà ma và những điều không may mắn trong cuộc sống, tránh những điều xui xẻo cho gia đình.
Với mùi thơm rất đặc trưng, cây giúp tinh thần gia chủ luôn thoải mái, phấn chấn, tỉnh táo để giải quyết mọi việc. Tuy nhiên mùi hương của cây hơi đắng, nếu ngửi nhiều và lâu có thể hơi nhức đầu.
Ứng dụng của cây nguyệt quế trong cuộc sống
Làm cây cảnh sân vườn, chậu để bàn, bàn làm việc hoặc văn phòng. Cũng được lựa chọn trồng trước nhà để mang lại may mắn cho gia chủ. Tuy giá cây nguyệt quế cổ thụ khá cao nhưng vẫn được nhiều người tìm mua vì những ý nghĩa kể trên.
Trong đông y, lá nguyệt quế hơi giống lá ngải cứu, có vị cay nồng, có tác dụng chữa ho, long đờm, tiêu sưng, bầm tím, rắn cắn, đau răng; Hoa nguyệt quế chứa tinh dầu có tác dụng kích thích tiêu hóa, bồi bổ phổi.
>> Chủ đề: Phong thủy nhà ở
Bài viết liên quan
Ý nghĩa của cây đại tướng quân trong phong thủy
Hướng dẫn xem phong thủy nhà ở mang lại tài lộc và may mắn cho gia chủ
8 lưu ý về phong thủy khi bài trí phòng khách để tài lộc dồi dào
Cách sắp xếp căn bếp hợp phong thủy để rước lộc vào nhà
6 lưu ý khi bài trí ghế sofa để lộc tài tăng tiến, gia đạo bình an
Hướng phong thủy nhà chung cư là hướng cửa hay hướng ban công?