Trong báo cáo chuyên đề “thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam: Thời khắc chuyển mình”, CBRE nhận định, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn nhất để trở thành một trung tâm sản xuất mới của thế giới.
Thị trường bất động sản công nghiệp của Việt Nam rất sôi động với sự gia tăng yêu cầu thuê đất và nhà máy từ cả khách thuê hiện hữu lẫn khách thuê mới.
Theo Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm 2019, Việt Nam có 330 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích 97.000 ha. Trong đó, 258 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất sử dụng 68.800 ha với tỷ lệ lấp đầy 74,3%.
Ghi nhận của CBRE, giá thuê và tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp tại các thành phố và tỉnh sản xuất lớn đã tăng cao trong bối cảnh nguồn cung đất công nghiệp bị hạn chế.
Tại vùng công nghiệp lớn miền Bắc gồm các tỉnh Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên tỷ lệ lấp đầy đạt mức cao với 91,4%. Trong khi đó, tại các TP.HCM, tỷ lệ lấp đầy là 90%. Còn các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, tỷ lệ lấp đầy là khoảng từ 80 – 90%.
Về giá thuê, TP.HCM đang là địa phương có mức giá chào thuê cao nhất, đạt 300 USD/m2 trong một chu kỳ thuê, tiếp theo là Hà Nội đạt 250 USD. Tại các tỉnh khác như Bắc Ninh, Bình Dương, Hải Phòng, giá chào thuê cao nhất khoảng trên 100 USD/m2 cho một chu kỳ thuê.
Bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, Phó giám đốc bộ phận nghiên cứu và tư vấn, CBRE Việt Nam cho biết, trong bối cảnh nguồn cầu tăng từ các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, loại hình bất động sản công nghiệp xây sẵn đang nhận được phản ứng khá tốt từ thị trường.
Giám đốc cấp cao của CBRE Việt Nam, bà Dương Thuỳ Dung dự báo sự phát triển nguồn cung đất công nghiệp sẽ dịch chuyển về các tỉnh, thành phố công nghiệp cấp 2 nhờ vào mức giá thuê cạnh tranh hơn cùng với tỷ lệ lấp đầy còn thấp.
Tuy nhiên, bà Dung lưu ý, nhu cầu bất động sản công nghiệp trong ngắn hạn tại các khu vực này vẫn thấp do cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Đồng thời, nguồn cung mới dự đoán sẽ đi vào hoạt động trong tương lai sẽ hạn chế sự tăng trưởng mạnh của giá thuê trung bình. Những khu công nghiệp có kết nối tốt với các cụm cảng biển quan trọng sẽ có tỷ lệ lắp đầy tăng nhanh chóng.
Dù lạc quan, vẫn có nhiều quan ngại về khả năng của Việt Nam trong việc hấp thụ làn sóng di dời sản xuất mới này, khi vẫn tồn tại nhiều thách thức như rủi ro chuyển tải, nguy cơ bị áp thuế cao do mất cân bằng thương mại, hạn chế về cơ sở hạ tầng và hệ sinh thái các nhà sản xuất thiết bị gốc.
Theo CBRE, để Việt Nam tận dụng được lợi thế của việc dịch chuyển chuỗi cung ứng và chuyển dịch sản xuất không chỉ đòi hỏi sự hỗ trợ toàn diện từ chính quyền trung ương về các chính sách ưu đãi, quản lý rủi ro và đầu tư công vào cơ sở hạ tầng mà còn là cả sự thích ứng nhanh chóng của các chủ đầu tư nhằm đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau từ các đơn vị sản xuất.
Cơ hội đầu tư với bất động sản công nghiệp thị xã Tân Uyên, Bình Dương. Mở bán đất nền dự án Khu Nhà Ở Thái Bình Dương – Tân Hiệp với giá chỉ từ 800 triệu/lô. Đặc biệt, đã có sổ riêng từng nền.
Liên hệ tư vấn: 0908 30 1661
Website: Dự án Thái Bình Dương – Tân Hiệp
Theo Cafeland
Bài viết liên quan
Giá căn hộ Bình Dương leo thang, nhưng vẫn còn điểm sáng
Biệt thự Takara Residence: Đẳng cấp & tinh tế theo phong cách Nhật
Dự án sở hữu ‘resort trên không’ 6.000 m2 xuất hiện tại QL13
Thị trường bất động sản Bình Dương vẫn khởi sắc sau dịch
Cơ hội sở hữu đất nền tại dự án Đức Phát Center Bàu Bàng
Nam An Golden City sở hữu kết nối giao thông liên vùng hoàn chỉnh