Emma Brown
Share post:

Trong văn hóa tín ngưỡng Thần Tài, Thổ Địa đã trở thành hai vị thần quen thuộc với mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là trong những gia đình kinh doanh, buôn bán. Với ý nghĩa mang lại may mắn, tài lộc cho công việc kinh doanh của gia chủ, bàn thờ này luôn được coi trọng và có những quy định rõ ràng.

Bạn có biết: Cách đặt bàn thờ ông Thần Tài, Thổ Địa đúng cách

Thần Tài là một vị thần trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam và ở một số nước phương Đông. Đây là vị thần theo quan niệm dân gian sẽ đảm nhiệm việc trông coi tiền tài cho gia chủ và đem lại nhiều may mắn.

Thổ Địa (còn được gọi là Thổ Công hoặc Ông Địa) trong văn hóa tín ngưỡng là một vị Thổ thần cai quản một vùng đất nào đó. Trong phạm vi gia đình, thì Thổ Địa là một trong những vị thần cai quản trong gia đình.

Việc thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa mang đậm dấu ấn của văn hoá tín ngưỡng dân gian. Mặc dù Thần Tài được xem là một hình tượng khác của Thần Đất nhưng mang yếu tố tâm linh giúp con người làm ăn phát đạt, cho nên người ta không thờ Thần Tài một mình mà thường thờ chung với Thổ Địa. Trong những gia đình làm ăn buôn bán, kinh doanh, người ta luôn thờ cúng hai vị này quanh năm.

Cách đặt bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa

Bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa phải được đặt ở dưới đất, ở một góc nhà và không nên đặt bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa phía dưới cầu thang.

Nên đặt ở nơi có thể bao quát toàn không gian, có thể quan sát được khách ra vào ở nơi kinh doanh, buôn bán, như vậy gia chủ sẽ làm ăn phát đạt.

Nguyên tắc đặt bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa là phải đặt theo hướng tốt của gia chủ hoặc có thể đặt theo cách hứng lấy dòng vượng khí bên ngoài vào.

Phía sau bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa nên có tường che chắn. Tối kỵ bị các vật nhọn chĩa vào sẽ làm tổn hại tài khí nơi đó. Không được để những vật ô uế, bụi bậm nơi đây. Không nên để ở những nơi tối tăm sẽ ảnh hưởng đến tài vận của gia chủ.

Không nên đặt gần nhà vệ sinh, trước gương hoặc nhà bếp vì đây là những nơi không sạch sẽ, làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm ở nơi thời cúng. Không chỉ không hút tài lộc, sai lầm này còn khiến gia chủ làm ăn thất bại.

Cách bày trí bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa

Bạn có biết: Cách đặt bàn thờ ông Thần Tài, Thổ Địa đúng cách
Ảnh minh họa

Trên đỉnh bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa, lắp hai ngọn đèn (được thắp sáng khi thắp hương). Nếu nhìn từ bên ngoài vào, phía bên trái là Thần tài và phía bên phải là Thổ Địa. Phía sau Thần Tài, Thổ Địa là một tấm bài vị hoặc một tấm giấy đỏ.

Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay.

Giữa bàn thờ là một bát nhang.

Khi thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa, phải xếp năm chén nước trên khay hình chữ nhất (nằm ngang) hoặc có thể xếp năm chén nước thành hình chữ thập. Tượng trưng cho “ngũ phương, ngũ thổ” và cũng là tương trưng cho ngũ hành.

Cóc ngậm tiền vàng nên để bên trái (nhìn từ ngoài nhìn vào), sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào.

Bạn có biết: Cách đặt bàn thờ ông Thần Tài, Thổ Địa đúng cách

Ngay bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa nên đặt bát nước “Minh Đường Tụ Thủy” (một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi), tức đổ đầy nước vào một cái bát và những bông hoa được trải trên mặt nước. Đây là một vật phẩm phong thủy không thể thiếu trên bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa và cũng là vật trang trí phong thủy nhà cửa rất độc đáo.

Theo Cafeland

Đánh giá:

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

Cập nhật nhanh chóng tin tức về thị trường bất động sản Bình Dương hàng tuần.